27 thg 11, 2013

Cuộc dời đô của Lý Thái Tổ năm Canh Tuất (1010) qua đất Hà Nam chắc chắn nhận được sự đóng góp cả vật chất lẫn tinh thần của nhân dân Hà Nam. Bởi lẽ cuộc rời đô đòi hỏi cần nhiều nhân lực, vật lực.

Năm 1069, Lý Thánh Tông hạ chiếu thân chinh đi đánh Chiêm Thành. Đoàn quân khổng lồ 5 vạn người đi qua Phủ Lý Nhân, nhân dân Hà Nam là những người ủng hộ, giúp đỡ rất nhiều cho đội quân của triều đình.
Chùa Long Đọi Duy Tiên Hà Nam
Chùa Long Đọi được xây dựng thời Lý Thánh Tông

Tại Thi Sơn (Kim Bảng) còn lưu giữ nhiều chuyện kể về cuộc hành quân 1069 và Nguyên soái Lý Thường Kiệt.

Sau khi chiến thắng Chiêm Thành vua Lý Thánh Tông đã đi thuyền qua Lý Nhân. Sách Đại nam nhất thống chí viết: "Vua Lý Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, giết Sạ Đẩu, phu nhân (Mỵ Ê) bị bắt…" và khi qua Lý Nhân, Mỵ Ê đã nhảy xuống sông tự vẫn. Hiện tại đền Mỵ Ê phu nhân ở Lý Nhân.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất, sông Thiên Mạc là nơi đồn trú của vua quan triều Trần. Sông Thiên Mạc là dòng sông ngắn, chia nước của sông Nhuệ đoạn cầu Giẽ, chảy qua Phú Xuyên qua Hoà Mạc, Trác Bút rồi đổ vào sông Hồng. Chặng đường rút lui chiến lược năm 1258 qua nhiều địa phương Hà Nam. Nhân dân Hà Nam ở mọi vùng miền đã tham gia tích cực, tạo điều kiện vật chất để ủng hộ và bảo vệ vua tôi nhà Trần. Kho lương ở Trần Thương xã Nhân Đạo là một minh chứng.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2 (1285) vua tôi nhà Trần đã rút khỏi Thăng Long theo sông Thiên Mạc về Thiên Trường. Trên đường rút lui, quân ta dựa vào các điểm chốt để mai phục quân địch. Nhiều tấm gương hy sinh cao cả như Trần Bình Trọng vốn dòng dõi Lê Hoàn quê ở Thanh Liêm đã đanh thép trả lời quân thù: "Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc". Đó là Trần Duy Công, Nguyễn Chung Công và Nguyễn Thành Công ở Bình Lục cùng hàng trăm, hàng ngàn người vô danh khác tham gia kháng chiến. Tháng 5/1285 trận đánh đầu tiên trong hệ thống phòng tuyến sông Hồng đã diễn ra trên đất Hà Nam và giành được thắng lợi có ý nghĩa quan trọng củng cố niềm tin chiến thắng của quân dân cả nước. Năm 1287 - 1288 quân Nguyên lại ngông cuồng xâm lược nước ta lần nữa và lần này lại bị đánh tơi bời.

Năm 1400 Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Năm 1407 nhà Hồ thất bại trước nhà Minh. Các cuộc khởi nghĩa sau đó của Trần Ngữ và Trần Quý Khoáng tuy có giành được chiến thắng song cũng chỉ kéo dài đến năm 1413. Năm 1416 tại Lũng Nhai, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa. Nhân dân Hà Nam đã tham gia khởi nghĩa với một trái tim nhiệt thành yêu nước. Đó là Vũ Cố ở Thanh Liêm đã dẫn đường cho đại quân của Lê Lợi đánh tan giặc tại Lý Nhân tạo điều kiện thuận lợi cho quân ta tiến công bao vây Đông Đô. Đó là ba chị em Ả Đào dùng tiếng hát mê hoặc giặc Minh tạo điều kiện cho nghĩa quân giết giặc. Trên mảnh đất Hà Nam còn những dấu tích trên cánh đồng Thành giữa hai xã Liên Túc và Liên Sơn, cách thành Cổ Lộng nơi diễn ra trận đánh thắng quân Minh nổi tiếng không đầy 6km. Năm 1428, Lê Lợi đánh thắng quân Minh lập nên vương triều nhà Lê. Trải qua các đời vua Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông và Thánh Tông, đất nước Đại Việt phát triến cực thịnh. Và thời kỳ này Hà Nam cũng có nhiều người đỗ đại khoa ở các khoa thi kén chọn người hiền tài, mở đầu là Nguyễn Khắc Hiếu và Trần Thuấn Du đỗ Tiến sỹ năm 1429.

Posted on 19:57 by Trần Quang Huy

No comments

Tại Hà Nam tính đến năm 2001 đã phát hiện 30 di tích, di vật thuộc văn hóa Đông Sơn trong tổng số 400 di tích thuộc văn hóa Đông Sơn trên toàn quốc, có những di vật khá tiêu biểu như trống đồng Ngọc Lũ cùng 17 chiếc trống khác, hay như thạp đồng, rìu đồng, giáo đồng, hoặc như mộ thuyền ở Kim Bảng, Duy Tiên. Có thể nói những giá trị văn hóa của nền văn minh này đã hội tụ đủ sức mạnh để tồn tại và nuôi dưỡng trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, để đến khi có điều kiện thì nhân dân Hà Nam cùng cả nước vùng lên kiên quyết đánh tan quân xâm lược giành lại nền độc lập cho dân tộc.

Trống đồng Ngọc Lũ

Trống đồng Ngọc Lũ
Trống đồng Ngọc Lũ


Vào thời Hùng Vương, Hà Nam thuộc vùng đất của bộ Giao Chỉ gồm các huyện Duy Tiên, Kim Bảng, Thanh Liêm, Bình Lục và một phần đất huyện Lý Nhân. Cư dân Hà Nam thời kỳ này đã trải qua một quá trình chinh phục, thích ứng và từng bước làm chủ vùng đất trũng lầy. Họ đã cùng với những người Việt cổ khác trên cả nước góp phần xây dựng nền văn minh bản địa đầu tiên của dân tộc - văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Cư dân Hà Nam cùng cư dân cả nước từ những vùng hoang vu rậm rạp tiến về xuôi theo triền những con sông để tiến hành khai hoang lập ấp, tạo dựng nơi cư trú. Dần dần họ đã tạo dựng cho mình một cuộc sống ngày càng dễ chịu và một nền văn hóa mang tính bản địa.

Trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Hà Nam có nhiều nữ tướng cầm quân theo Hai Bà. Đó là Nguyệt Nga ở Duy Tiên, Cao Thị Liên ở Thanh Liêm. Hà Nam còn có căn cứ của Lê Chân ở Kim Bảng chống lại quân Đông Hán.

Trong cuộc khởi nghĩa Lý Bí và Triệu Quang Phục, tướng Đinh Lôi ở Thanh Liêm là người tài giỏi giúp Lý Bí đánh giặc Lương lập được nhiều chiến công. Sau chiến thắng (542) Đinh Lôi được Lý Bí cử ra trấn trị miền Đông Bắc. Sau khi Lý Bí mất năm 548, giao lại binh quyền cho Triệu Quang Phục, Đinh Lôi lại theo Triệu Quang Phục tiếp tục chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn. Ông được phong là "Sinh thần Đại Vương".

Trong thời kỳ đầu xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập tự chủ (Khúc, Ngô, Đinh, Tiền Lê) mảnh đất và con người Hà Nam đã tích cực ủng hộ Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ. Sau khi Ngô Quyền mất, thân quyến của Ngô Quyền đã đem 40 người về Thanh Liêm cư trú.

Đinh Bộ Lĩnh dựng cờ khởi nghĩa, ngay cả nhà sư Nguyễn Minh Quang trụ trì tại chùa Bảo Thái (Thanh Liêm) cũng đã tích cực vận động các đệ tử tham gia tụ nghĩa dưới ngọn cờ của ông. Đó còn là Nguyễn Ninh, Nguyễn Tĩnh ở Bình Lục chiêu mộ quân sĩ, lập đồn trại tại quê hương giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn. Đó là Trương Nguyên, một tướng tài của Đinh Bộ Lĩnh được ban quốc tính. Sau khi Đỗ Thích giết chết hai cha con Đinh Tiên Hoàng vào tháng 10/979, năm 980, Lê Hoàn lên ngôi. Ông củng cố quốc phòng xây dựng kinh tế. Ông đã thân sinh đi cày ruộng tịnh điền ở Đọi Sơn (Duy Tiên).

Tượng thờ vua Lê Hoàn

Vua Lê Hoàn
Vua Lê Hoàn

Sử cũ chép "Đinh Hợi, năm thứ 8 (987) mùa xuân, vua bắt đầu cày ruộng tịnh điền ở núi Đọi, được một chĩnh nhỏ vàng, lại cày ở núi Bàn Hải, được một chĩnh bạc nhỏ, vì thế đặc tên là ruộng kim ngân" (Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, H.1972 trang 141), chính từ sự kiện này, Lê Hoàn là ông vua đầu tiên trong lịch sử xuống đồng thâm nhập thực tế, đã mở rộng chính sách trọng nông truyền thống cho nhiều đời sau.

Thời kỳ này nghề thủ công truyền thống ở Hà Nam như nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa tiếp tục phát triển. Năm 985, Lê Hoàn đưa 1 vạn tấm lụa sang cống cho vua Tống… không những phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, vương triều Tiền Lê còn mở mang giao thông phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế và dân sinh.

Posted on 19:41 by Trần Quang Huy

No comments

Cách đây 225 triệu năm toàn bộ vùng đất của Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình còn nằm sâu dưới đáy biển. 
Do vận động tạo sơn đã tạo nên các dãy núi đá vôi ở Hà Nam

Cuối kỷ Jurat hay đầu kỷ Bạch phấn, một vận động tạo sơn đã tạo nên vùng đá vôi của 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình hiện nay. Đa số các núi đá phân bố dọc hữu ngạn sông Đáy, có rất ít ngọn nằm ở tả ngạn.

Posted on 19:23 by Trần Quang Huy

No comments